Hướng dẫn phối ghép loa và ampli karaoke chuẩn nhất cho dàn karaoke

  • Ngày đăng: 03-08-2018, 8:56 am
  • Lượt xem: 4120

Cách phối ghép loa và ampli karaoke là điều hết sức cần quan tâm khi bạn muốn tự chọn cho mình một dàn karaoke hay nhất. Với những người có chuyên môn thì không có gì khó, tuy nhiên với người chơi không chuyên thì sẽ gặp chút khó khăn. Ngày hôm nay, Loakaraoke.com.vn xin được hướng dẫn các bạn cách phối ghét loa và ampli karaoke chuẩn nhất cho dàn karaoke.

Có thể bạn quan tâm: 

Top 5 loa karaoke giá rẻ đáng mua nhất hiện nay

Xu hướng lắp đặt karaoke năm 2018

1. Nguyên lý phối ghép dàn karaoke

Công suất lý tưởng nhất mà amply cần đạt được là công suất trung bình của amply phải lớn gấp đôi hoặc ít nhất là lớn hơn công suất trung bình của loa nghe nhạcChỉ có như thế âm thanh trong dàn âm thanh gia đình cho ra mới đảm bảo chất lượng. Nếu bạn chọn công suất trung bình của hai dòng loa và amply không đúng, âm thanh cho ra sẽ bị méo tiếng, rè tiếng, thậm chí dẫn tới cháy loa.

Ví dụ như công suất trung bình của loa là 100W thì công suất trung bình của amply phải là 200W hoặc lớn hơn 100W mới đảm bảo về mặt chất lượng âm thanh cho ra.

Khi amply của bạn quá yếu thì tín hiệu từ amply gửi đến loa sẽ thường xuyên xuất hiện trạng thái clip, và khi nó quá lâu dẫn tới amply chỉ gửi đi được dòng điện 1 chiều tới loa karaoke làm màng loa co giãn không bình thường, gây ra hiện tượng trên.

2. Yếu tố ảnh hướng tới việc phối ghép

- Thiết kế phòng nghe: Tùy theo phòng có diện tích bao nhiêu mà bạn chọn loại amply có công suất phù hợp. Nên nhớ rằng công suất amply tương đồng với diện tích phòng nghe mới cho chất lượng dàn âm thanh karaoke chuẩn.

Ví dụ: Phòng có diện tích nhỏ từ 15 -20m2, bạn nên chọn công suất loa là 100W. Với diện tích phòng từ 20 – 30m2, bạn chọn công suất loa nghe nhạc là 200W, và cứ thế cấp độ càng ngày càng tăng theo diện tích.

Thể loại nhạc karaoke: Bạn có thể hiểu đơn giản, dòng nhạc bạn hay nghe thuộc dòng nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng bạn nên chọn amply công suất nhỏ và ngược lại, dòng nhạc gia đình bạn hay nghe thuộc dòng nhạc sôi động, bạn nên chọn amply karaoke có công suất lớn để đảm bảo chất lượng âm thanh cho ra hiệu quả nhất.

-  Tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm: Thông số tối thiểu của amply dùng cho loại này là 20Hz đối với tần số, và 400 trở lên với kiểm soát tần số. Thông số càng cao thì chất lượng âm thanh trong dàn âm thanh càng trầm.

3. Mối liên hệ giữa trở kháng của loa và amply

Ohm là gì?

Ohm hay còn được đọc là ôm. Đó là một đơn vị được ký hiệu là: Ω. Đó là đơn vị của trở kháng. Vậy trở kháng là gì? Đó là một phép đo của một cái gì đó đối kháng/hạn chế dòng điện trong một mạch điện.

Vì sao phải quan tâm tới trở kháng của loa và amply

Nếu bạn phối ghép các loa với nhau việc đấu nối nhiều hơn một loa vào cùng một kênh của amplifier, hoặc có thể bạn đang tự đóng các thùng loa kết nối các củ loa với nhau, chắc chắn là phải chú ý đến. Nếu không bạn có thể phá vỡ, nổ, bắt lửa…

Điện trở trong kết nối song song và nối tiếp

Trở kháng trong kết nối nối tiếp là rất đơn giản, giá trị của chúng cứ cộng thêm vào.

Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R(n)

Điện trở song song có một chút khó khăn. Đó là nghịch đảo các giá trị của chúng:

Do vậy: 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R(n)

4. Trở kháng của loa và ampli bao nhiêu thì phù hợp

Tổng trở của loa mà nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi đã đảm bảo điều kiện ghép nối là: công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa. Đó là điều mà bạn cần ghi nhớ khi chọn ghép nối loa và amply có trở kháng khác nhau.

Công thức theo vật lý là: P= U*U/R.

U là điện thế bình thường không đổi. R(tổng trở của loa) nhỏ hơn R(amply) thì P(công suất của loa) sẽ tăng lên và khi lớn hơn quá nhiều với P(công suất của amply) sẽ gây ra hiện tượng chập cháy.

Khi bạn cần lựa chọn amply để chơi với loa siêu trầm thì cần phải chú ý tới 2 thông số quan trọng đó là đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm, hay chính là yếu tố giảm xóc, chống rung. Ngoài ra thì trong trường hợp này amply phải đáp ứng được tần số từ 20Hz trở lên và thông số kiểm soát âm trầm phải đạt từ 400 trở lên và khi thông số này càng cao thì âm trầm càng mạnh và đầm, không bị cụt.

5. Hiêu suất của Ampli

Ampli class A:

Có hiệu suất vào khoảng 15% – 20%, tức là tiêu thụ 100W điện chỉ đưa ra công suất ra loa tối đa là 20W, 80% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất nóng. Bù lại class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh tự nhiên nhất.

Ampli class B:

Có hiệu suất vào khoảng 70 – 80%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa 80W, 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất mát. Nhưng class B có độ méo lớn và âm thanh không hay nên ít được dùng trong các mạch audio cao cấp.

Ampli class AB:

Có hiệu suất vào khoảng 45 – 60%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa được 60W. Class AB là chế độ trung gian giữa class A và class B, công suất ra lớn hơn class A và độ méo nhỏ hơn class B. Class AB hiên được dùng trong hầu hết các ampli bán trên thị trường.

Trên đây là một trong những điều mà bạn cần lưu ý cách phối ghép loa và ampli để mang lại cho mình chất lượng âm thanh sâu lắng và chuẩn nhất. Khi lựa chọn loa phối hợp với amply thì ngoài việc dựa vào các thông số thì bạn cần tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia cũng như những kỹ thuật viên âm thanh có kinh nghiệm. Hãy đến với Loakaraoke.com.vn, chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn lựa chọn để có bộ dàn âm thanh chất lượng, giá tốt nhất thị trường.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Hà Nội:

Đ/C: 488 Trần Khát Chân, P.Phố Huế, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT: 024 33 60 01 61 - 0902.188 .722 ( Mr Văn -24/7)

ĐT: 024 36 36 60 60

Hồ Chí Minh:

Đ/C: 365 Điện Biên Phủ, P4, Q.3, TP.HCM

ĐT: 028 38 396 359 - 0903.60.22.46 ( Mr Sử)

FAX: 028 38 341 217