Kinh nghiệm bảo quản loa karaoke gia đình chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2019
- Ngày đăng: 24-01-2019, 3:55 pm
- Lượt xem: 1289
Loa là thiết bị cuối cùng nhận tín hiệu và phát ra âm thanh trong bộ dàn karaoke của bạn. Việc bảo quản và sử dụng đúng cách sẽ giúp mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất cũng như độ bền lâu dài cho loa. Bài viết sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm để bảo quản loa đúng cách.
Hệ thống âm thanh gia đình, hay nói "bình dân" hơn đó là các dàn âm thanh tại nhà, dù nhỏ hay lớn, giá trị hay không thì đều đòi hỏi phải đầu tư tiền của, công sức vào mới có thể sở hữu. Vì vậy cần phải tuân thủ các quy trình vận hành của các thiết bị âm thanh để đảm bảo những thiết bị này hoạt động một cách tốt nhất, cũng như để kéo dài tuổi thọ, tăng hiệu quả sử dụng lâu bền.
Đây cũng là vấn đề mà rất nhiều người dùng quan tâm và băn khoăn không biết phải bảo quản như nào cho đúng cách. Bên cạnh những khuyến cáo của nhà sản xuất kèm theo khi bán từng thiết bị, thì bài viết này cũng sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ cần lưu ý trong việc bảo quản và vận hành loa karaoke trong hệ thống âm thanh.
1 - Nếu loa không có độ nhạy cao thì đừng để nó "đói" công suất
"Đói" công suất ở đây nghĩa là người dùng đang sử dụng ampli cung cấp công suất nhỏ hơn so với công suất tối thiểu cần thiết để loa có thể hoạt động tốt.
Chẳng hạn khi bạn mua các thiết bị về phối ghép, do không để ý mà chúng ta sử dụng loại ampli công suất thấp để sử dụng cho cặp loa có độ nhạy chỉ 85 dB. Khi đó thì công suất ampli cung cấp quá thấp, nó sẽ phải "gồng mình" để tải đủ cho loa hoạt động, lúc đó thì tín hiệu từ ampli cung cấp đến loa sẽ không còn trọn vẹn, sẽ bị chia cắt dưới dạng sóng vuông. Sóng vuông chứa đựng những điều không mong muốn đối với loa treble. Nó sẽ làm cho loa treble thành phần trong hệ thống loa không thể chịu đựng được, gây ra những hiện tượng không mong muốn như rú rít.
Loa karaoke Paramax P-900 hàng chính hãng
2 - Không để hệ thống âm thanh karaoke hoạt động trong điều kiện quá nóng
Khi sử dụng và phân bổ vị trí loa cũng như các thiết bị trong dàn âm thanh, để tiết kiệm vị trí, người ta thường đặt các thiết bị chồng lên nhau. Nhưng cần lưu ý vì có một số thiết bị âm thanh, hệ thống tản nhiệt được đặt bên dưới thiết bị, khi chồng lên nhau vô tình sẽ bịt kín các lỗ tản nhiệt này, dẫn đến việc nhiệt không thể thoát ra ngoài, gây nóng thiết bị. Hoặc sẽ truyền nhiệt xuống gây ảnh hưởng cho thiết bị bên dưới. Việc này nếu chỉ xảy ra do một vài lần vô ý thì sẽ không có vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng nếu thường xuyên thì sẽ gây giảm tuổi thọ của thiết bị, ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong như sò công suất, ổn áp... rất dễ hư hỏng.
3 - Lưu ý đấu nối dây, tránh làm ngắn mạch
Ngắn mạch là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên trong các hệ thống điện, dẫn đến chảy dây dẫn, nặng hơn là hư hỏng luôn cả thiết bị. Thông thường các loại ampli đời mới luôn được thiết kế các bộ phận bảo vệ khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch, do sơ suất của người dùng trong đấu nối dây. Tuy nhiên thì không thể chủ quan với hiện tượng này, đặc biệt là trong khi sử dụng dàn âm thanh. Việc rút ra cắm vào jack loa trong khi đấu nối các thiết bị nếu vô tính làm hai đầu jack chạm vào nhau thì sẽ tạo nên hiện tượng ngắn mạch và làm hỏng ampli chỉ trong tích tắc.
Loa karaoke JBL RM101 hay nhất hiện nay
4 - Chú ý sự tác động của ánh sáng tới loa
Các gân loa làm bằng cao su hoặc xốp sẽ rất dễ bị phân hủy khi bị tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời chiếu vào. Nếu thường xuyên để loa trước ánh sáng mặt trời thời gian dài, quá trình này sẽ bị rút ngắn. Ánh sáng từ đèn Neon cũng gây tác động xấu tương tự. Vì vậy tốt nhất nên có những biện pháp bảo vệ khi phải để hay sử dụng loa ngoài trời, cần che chắn tốt cho loa nhằm hạn chế sự xâm nhập của tia cực tím.
5 - Bụi bẩn cũng là tác nhân gây hại
Không chỉ có loa karaoke mà tất cả các thiết bị điện tử đều rất "sợ" bụi bẩn. Bụi bám vào bề mặt mạch điện sẽ làm giảm khả năng truyền dẫn của mạch điện. Nếu có thể hãy lên lịch để vệ sinh cho các loa cũng như các thiết bị của bạn, tùy vào mật độ sử dụng để có thể tăng tuổi thọ cho loa cũng như các thiết bị này. 7. Chú ý đến độ ẩm Khu vực phía Bắc có 4 mùa, nóng về mùa hè, lạnh khô về mùa đông, ẩm ướt khi vào xuân, hơi nước tích tụ sẽ bám lên mặt của các mạch điện. Loa nói chung cần được chống ẩm và sưởi ấm thường xuyên. Riêng ở khu vực phía Nam, hai mùa mưa nắng đều có cùng độ ẩm thì công việc bảo quản và sử dụng loa có dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do khí hậu toàn cầu thay đổi, tùy theo tuổi loa và chất liệu gỗ làm loa, bạn cần có biện pháp tăng cường chống ẩm cho những đôi loa cũ.
Loa Karaoke DAM DSS-890JX chính hãng, giá rẻ nhất tại Hà Nội
Nước cơ bản là chất dẫn điện rất tốt nên sự tích tụ hơi nước trên mặt các mạch điện sẽ có thể gây hiện tượng chập do ngắn mạch, và gây hư hỏng cho một số thiết bị, thậm chí là những thiết bị âm thanh đắt tiền. Cách khắc phục yếu tố này đó là có thể sử dụng gói chống ẩm trong các loại thùng loa được làm bằng gỗ ép, còn các loại gỗ khác thì tùy nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể tăng cường thêm các vật liệu như cát, bọt, nhựa, mút xốp hoặc bông gòn để bảo quản loa tốt hơn. Còn nếu muốn bảo đảm hơn thì có thể sử dụng thì tốt nhất dùng máy sấy để sấy thật khô bề mặt của các bo mạch và các linh kiện thành phần trong thiết bị điện tử.
Đó là những lưu ý nhỏ, là kinh nghiệm bảo quản loa karaoke gia đình mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình sử dụng các thiết bị âm thanh.
Liên hệ ngay hỗ trợ kỹ thuật của loakaraoke.com.vn để nhận các thông tin hướng dẫn về âm thanh karaoke bổ ích nhất.